Vì Sao Doping Lại Bị Cấm Trong Thi Đấu Thể Thao 

Bạn là người yêu thích thể thao, hẳn đã vài lần được nghe nhắc tới từ “ doping”. Vậy doping là gì và lý do vì sao doping lại bị cấm trong thi đấu thể thao hãy cùng jw388 vietnam tìm hiểu và làm rõ nhé!

Kiểm tra doping là gì?

Kiểm tra doping hay kiểm tra doping trong bóng đá là gì, có khác nhau hay không? Cụ thể đây là một thuật ngữ chung được dùng cho hành vi sử dụng chất kích thích trong tất cả các bộ môn thể thao bao gồm cả bóng đá. Bất kể các giải đấu chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì việc sử dụng doping đều được coi là không hợp lệ.

 

Hiện nay, có 3 dạng doping phổ biến thường được các tuyển thủ sử dụng trong thi đấu phải kể đến như:

  • Doping máu: Là hành vi sử dụng các chất kích thích như ESP (Erythropoietin) hay NESP (Darbopoetin) để tăng cường sự chuyển hoá oxy qua hồng cầu. Điều này giúp đẩy mạnh tuần hoàn máu và gia tăng sức mạnh của cơ bắp trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu.
  • Doping cơ: Là hành vi sử dụng Hormone peptit, EPO, Trimetazidine… Nhằm kích thích khả năng sinh sản hóc môn trong cơ thể một cách tự nhiên. Mục đích của việc sử dụng Popper là nhằm tăng cường sức mạnh của cơ bắp giúp vận động viên có thể hoạt động trong thời gian dài và bền bỉ hơn.
  • Doping thần kinh: Là hành vi sử dụng chất kích thích có khả năng ngăn chặn phản hồi của các nơron thần kinh cơ bắp về não. Điều này khiến cho vận động viên thi đấu không biết mệt mỏi vì bộ não không nhận được tín hiệu từ nơron thần kinh ở cơ bắp.

Lý do các vận động viên không được sử dụng doping

Doping là chất kích thích giúp đẩy mạnh khả năng vận động của các cơ dù thể trạng của vận động viên đó không tốt. Đây đều là những chất có khả năng đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu bằng cách tăng lượng hồng cầu có trong máu. 

Chính vì vậy việc gia tăng lượng hồng cầu đi vào máu sẽ đồng nghĩa với việc các cơ có thể hoạt động khoẻ hơn. Hầu hết trạng thái mệt mỏi và các cơn đau đều sẽ biến mất để họ có thể thi đấu một cách tốt nhất.

Cũng chính vì lý do đó mà việc sử dụng doping luôn được coi là không hợp lệ trong thi đấu thể thao. Ngoài việc đảm bảo công bằng cho các vận động viên, doping còn bị cấm bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như:

Các cơ bắp bị yếu đi

Sử dụng doping sẽ khiến cơ thể sản sinh ra lượng hóc môn cao hơn, đồng thời khiến nội tiết tố tăng trưởng để có thể duy trì các hoạt động dẻo dai của cơ thể. Tuy nhiên về lâu dài nó cũng khiến cho các cơ bắp bị yếu đi đáng kể do phải vận động quá sức. Thậm chí tình trạng này còn nghiêm trọng hơn dẫn đến việc đầu ngón tay, chân bị phình to, biến chứng tiểu đường, suy nhược cơ thể…

Rối loạn hóc môn

Doping là một chất có khả năng kích thích nội tiết tố nam, chính vì thế các vận động viên nữ khi sử dụng chất này sẽ khiến cơ thể bị biến đổi. Một trong những biểu hiện phổ biến nhất ở nữ có thể thấy như: Rối loạn kinh nguyệt, thay đổi về giọng nói, nổi mụn thậm chí mọc râu… Và rất nhiều dấu hiệu khác xuất hiện ở ngoại hình. 

Về nam giới, biểu hiện rõ nhất của tình trạng rối loạn hóc môn là xu hướng nữ hoá cơ thể. Một số thay đổi dễ thấy nhất về mặt ngoại hình và đặc điểm ở các vận động viên nam phải kể đến như: Suy giảm tinh dịch, liệt dương, tinh hoàn bị teo nhỏ, giọng nói bị nữ hoá thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

Suy nhược cơ thể

Các chất kích thích có trong doping sẽ giúp kích thích sự vận động của các cơ. Từ đó giúp các vận động động viên có được thể trạng cường tráng, dẻo dai thậm chí khoẻ gấp nhiều lần thể trạng bình thường của họ. Tuy nhiên, điều này về lâu dài sẽ gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, tay chân mỏi nhừ, bủn rủn, hồi hộp, luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nghĩ nhiều khi thiếu doping. 

Đây cũng chính là lý do khiến các vận động viên sau khi dính phải việc sử dụng doping sẽ rất khó bỏ. Họ sẽ không thể đạt được thể trạng như trước đó nếu không nạp doping vào cơ thể mình. Việc thi đấu kém hiệu quả hơn và cai doping sẽ phải mất rất nhiều thời gian nên các vận động viên thường sẽ chọn việc tiếp tục sử dụng doping.

Ảnh hưởng đến nội tạng

Sử dụng doping sẽ khiến cơ thể trữ muối từ đó ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho các vận động viên mắc phải những căn bệnh như: Suy thận, suy gan, ung thư gan… Hầu hết các vận động viên lạm dụng doping đều sẽ mắc phải một trong những biến chứng suy nội tạng.

Tắc nghẽn mạch máu

Nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch máu khi sử dụng doping phần lớn gây ra bởi các chất như ESP (Erythropoietin) hay NESP (Darbopoetin). Các hoạt chất này sẽ khiến lượng oxy trong máu tăng lên đáng kể, thậm chí không kiểm soát được dẫn đến nhiều biến chứng đáng sợ như: Nổi mẩn ngứa, nhiễm khuẩn gan, hen suyễn và tán huyết…

Cách kiểm tra doping được sử dụng hiện nay

Hiện nay việc kiểm tra doping trong cơ thể của các vận động viên vẫn chưa thực sự có hiệu quả 100%. Trong quá khứ có rất nhiều trường hợp sử dụng doping nhưng không bị phát hiện và chỉ thực sự được vạch trần bằng những bằng chứng thuyết phục khác. Điều này đã khiến cho các cơ quan chức trách vô cùng đau đầu trong việc đảm bảo tính minh bạch cho các kỳ thi đấu thể thao.

Lý do là bởi vì mỗi chất kích thích khác nhau sẽ cần phải có một phương pháp xét nghiệm riêng. Chưa kể đến trường hợp các vận động viên sử dụng các loại doping mới không có trong danh mục kiểm tra. Hiện nay hai phương pháp kiểm tra doping phổ biến nhất đó chính là lưu mẫu máu và xét nghiệm lại.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa thực sự là những phương pháp tối ưu nhất trong phòng thí nghiệm. Các thủ thuật của vận động viên ngày càng tinh vi cùng với đó là rất nhiều loại doping mới được phát hiện liên tục. Điều này gây cản trở rất nhiều cho nhà chức trách, đó cũng là lý do không ai có thể đảm bảo 100% việc xét nghiệm có thể phát hiện được doping nằm trong cơ thể. 

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin về việc thử doping là gì và tác hại của chúng đối với các vận động viên. Hy vọng jw388 vietnam có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn về hành vi này và lý do doping bị cấm trong thi đấu thể thao!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *